Mô tả Wabi-sabi

Theo Leonard Koren, wabi-sabi có thể được định nghĩa là "điểm đáng chú ý và đặc trưng nhất của vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản, và nó gần như chiếm vị trí tương tự trong đền Pantheon của các giá trị thẩm mỹ của Nhật Bản như với các lý tưởng về cái đẹp và sự hoàn hảo của Hy Lạp ở phương Tây." ("the most conspicuous and characteristic feature of traditional Japanese beauty and it occupies roughly the same position in the Japanese pantheon of aesthetic values as do the Greek ideals of en:beauty and perfection in the West.")[2] Trong khi đó, Andrew Juniper lưu ý rằng "[nếu] một đối tượng hoặc sự biểu lộ có thể mang lại, trong (tâm hồn) chúng ta, một sự u sầu bình lặng (serene melancholy) và một khao khát tâm linh, thì đối tượng ấy có thể được gọi là wabi-sabi."[3] Với Richard Powell, "[w]abi-sabi nuôi dưỡng tất cả những gì là xác thực bằng cách thừa nhận ba sự thực đơn giản: không gì là mãi mãi, không gì là hoàn toàn, và không gì là hoàn hảo."[4] Tác giả Taro Gold - người cũng là một Phật tử - mô tả wabi-sabi như "trí tuệ và vẻ đẹp của sự không hoàn hảo."[5]

Hai từ wabi và sabi không chỉ mang ý nghĩa đơn giản. Wabi ban đầu tham chiếu đến sự cô độc sống giữa thiên nhiên, xa khỏi xã hội con người; sabi mang nghĩa là "lạnh" ("chill"), "nghiêng" ("lean") hoặc "sự héo tàn" ("withered"). Khoảng thế kỷ thứ 14, những ý nghĩa này bắt đầu thay đổi, mang hàm nghĩa tích cực hơn.[2] Wabi hiện tại bao hàm sự tinh giản hoá, tươi mát hoặc tĩnh lặng một cách mộc mạc, hoặc sự sang trọng được giảm bớt đi, và có thể sử dụng với cả đối tượng tự nhiên và nhân tạo. Nó cũng có thể tham chiếu đến những đường nét lỗi hoặc dị thường phát sinh trong quá trình xây dựng, thứ tạo nên sự độc đáo và sang trọng cho đối tượng. Sabi là vẻ đẹp hoặc sự tĩnh lặng tới theo thời gian, khi sự tồn tại của đối tượng và sự vô thường của nó được chứng thức bởi lớp gỉ sét (hoặc lớp ngả màu do thời gian và không khí tác động) và lớp bên ngoài của nó, hoặc ở bất kì sửa chữa nào có thể nhìn thấy.

Sau nhiều thế kỷ kết hợp ảnh hưởng nghệ thuật và Phật giáo từ Trung Quốc, wabi-sabi sau cùng phát triển thành một lý tưởng Nhật Bản rõ ràng. Theo thời gian, ý nghĩa của wabi và sabi chuyển mình theo hướng vui tươi và hứa hẹn hơn. Khoảng 700 năm trước đây, đặc biệt trong giới quý tộc Nhật Bản, việc hiểu về khoảng trống/chân không/hư không (emptiness) và sự không hoàn hảo được coi như tương đương với bước đầu tiên tới satori (ngộ đạt). Ở Nhật Bản ngày nay, wabi-sabi thường được định nghĩa là "sự am hiểu về sự lược giản mang tính tự nhiên" ("wisdom in natural simplicity"). Trong các quyển sách trưng bày nghệ thuật, nó thường được định nghĩa là "vẻ đẹp không hoàn thiện" ("flawed beauty").[6]

Từ quan điểm kỹ thuật hoặc thiết kế, wabi có thể được hiểu như phẩm chất không hoàn hảo của bất kì đối tượng nào, do những hạn chế không thể tránh khỏi trong thiết kế và xây dựng/sản xuất, đặc biệt là đối với các điều kiện sử dụng không thể đoán trước hoặc có sự thay đổi; và sabi có thể được hiểu như các khía cạnh về việc tin vào sự không hoàn hảo, hoặc cái chết có giới hạn (limited mortality) của bất kỳ đối tượng nào, do đó mà có kết nối âm vị và từ nguyên với từ tiếng Nhật sabi - làm cho gỉ sét. Cụ thể, mặc dù chữ kanji 錆 (sabi, nghĩa là "gỉ sét") và 寂 (sabi, như trên) là khác nhau, cũng như ý nghĩa áp dụng của chúng, mẫu tự ban đầu của chúng (trước khi thành kanji, yamato-kotoba) được cho là giống nhau.[7][8]

Tách đựng trà hiện đại theo phong cách wabi-sabi

Một ví dụ điển hình của sự hiện thân này có thể được nhìn thấy trong các phong cách nhất định của gốm Nhật Bản. Trong trà đạo Nhật Bản, đồ gốm được dùng thường mộc mạc và có vẻ ngoài đơn giản, ví dụ như đồ gốm Hagi (萩焼), với các hình dáng không thật đối xứng, và các màu sắc hoặc hoạ tiết xuất hiện để nhấn mạnh một phong cách chưa tinh chế hoặc đơn giản. Trong thực tế, điều này cần tới kiến thức và khả năng quan sát của người tham gia để nhận và phân biệt được những dấu hiệu ẩn của một thiết kế hoặc lớp men thật sự xuất sắc (tương đồng với sự xuất hiện của một viên kim cương thô). Điều này có thể được giải thích như một loại của thẩm mỹ wabi-sabi, được tiếp tục khẳng định bằng cách mà màu của lớp tráng men sẽ thay đổi theo thời gian, khi nước nóng được rót vào chúng một cách lặp đi lặp lại (sabi) và sự thật rằng bát uống trà thường bị nứt hoặc mẻ ở dưới trôn bát (wabi), điều tạo nên một dấu ấn riêng cho phong cách Hagi-yaki.

Cả wabi và sabi đều dẫn lối cảm thức về sự trống trải và cô đơn. Theo quan điểm của Phật giáo Đại thừa về vũ trụ, chúng có thể được xem như là những đặc điểm tích cực, đại diện cho sự giải phóng từ một thế giới vật chất và sự siêu việt đến một cuộc sống đơn giản hơn. Bản thân triết lý Đại thừa, tuy nhiên, cảnh báo rằng sự hiểu biết thành thật không thể đạt được thông qua lời nói hay ngôn ngữ, do đó việc chấp nhận wabi-sabi qua những thuật ngữ không lời có thể là phương pháp thích hợp nhất. Simon Brown[9] ghi chú rằng wabi-sabi mô tả một phương tiện mà nhờ đó học viên có thể học cách sống cuộc sống thông qua các giác quan và chấp nhận cuộc sống như nó vẫn vậy một cách tốt hơn, chứ không phải bị ngắt đoạn bởi những suy nghĩ không cần thiết. Trong ý nghĩa này, wabi-sabi là đại diện vật chất của phái Thiền tông. Ý tưởng rằng được bao quanh bởi những vật có bản chất tự nhiên, dễ đổi thay và độc đáo giúp chúng ta kết nối với thế giới thực của chúng ta và thoát khỏi sự phiền nhiễu tiềm ẩn căng thẳng.

Trong một ý nghĩa, wabi-sabi là một sự tu luyện, theo đó, học viên của wabi-sabi học cách tìm sự thú vị, quyến rũ và vẻ đẹp ở những vật thông thường nhất, tự nhiên nhất. Lá úa vào mùa thu là một ví dụ. Wabi-sabi có thể thay đổi nhận thức của chúng ta về thế giới đến mức mà một vết nứt hoặc vết rạn ở một chiếc bình khiến cho chúng trở nên thú vị hơn và mang tới giá trị tinh thần lớn hơn cho đối tượng. Những vật chất tương tự có sự biến đổi theo thời gian như gỗ đã bóc vỏ, giấy và vải trở nên thú vị hơn khi chúng thể hiện những thay đổi có thể quan sát được theo thời gian.

Khái niệm về wabi và sabi có nguồn gốc từ tôn giáo, nhưng thực tế sử dụng của các từ này trong tiếng Nhật thường khá giản dị. Bản chất mang tính nguyên hợp (syncretic) (là sự kết hợp của những niềm tin khác nhau đôi khi có vẻ mâu thuẫn với nhau về tư tưởng, đặc biệt là những tư tưởng của con người trong giai đoạn sơ khai) của hệ thống tín ngưỡng Nhật Bản cũng nên được chú ý.